Mô tả
Cây rau sam được dùng như một loại thực phẩm, nhất là vào mùa hè vì tính mát và vị chua chua, dễ ăn. Không chỉ vậy, chúng còn được sử dụng để điều trị một số căn bệnh như táo bón, chống viêm sưng, hỗ trợ chữa tiểu đường, giúp phục hồi vết thương.
1. Cây rau sam là cây gì?
Cây rau sam còn có tên gọi khác là rau sam đất hay mã xỉ hiện. Tên khoa học của cây rau sam là Portulaca oleracea L, thuộc họ rau sam.
Rau sam là một loại cây thân thảo, sống khoảng 1 năm. Thân cây mập, mọng nước, không có lông và rất nhẵn. Thân thường có màu đỏ tím nhạt hoặc màu đỏ tím đậm, mọc bò lên trên mặt đất. Ở các mấu của thân sẽ phình to và chia thân thành nhiều đốt nhỏ.
Hình ảnh 1: Hình ảnh cây rau sam
Lá rau sam thường là lá đơn, mọc đối nhau hoặc mọc cách nhau. Lá thường tập trung mọc nhiều ở ngọn và đây là vị trí ra hoa, kết quả. Lá cũng rất mọng nước, thường có hình quả trứng ngược, nhẵn, màu của mặt trên thường đậm hơn màu của mặt dưới.
Hoa rau sam thường tập trung mọc thành từng cụm ở phần ngọn hoặc mọc riêng lẻ ở thân. Hoa có màu vàng, không có cuống và chỉ nở vài giờ vào buổi sáng.
1.1. Khu vực phân bố
Cây rau sam có nguồn gốc từ Trung Đông và Ấn Độ. Chúng cũng được trồng nhiều ở Trung Quốc, Nhật Bản như một loài thực phẩm. Ở nước ta, rau sam mọc hoang rất nhiều, tuy nhiên, vẫn rất ít người coi nó là một thực phẩm nấu ăn.
1.2. Bộ phận sử dụng và thu hái
Toàn bộ cây rau sam đều được sử dụng làm thuốc. Trong ẩm thực, người ta chỉ sử dụng phần ngọn non của cây để nấu canh, ăn rất mát. Sau khi thu hoạch về, cây rau sam để được loại bỏ rễ, rửa sạch rồi đem đi trần qua hoặc hấp. Cuối cùng đem đi phơi khô và bảo quản cẩn thận để dùng dần.
1.3. Thành phần dinh dưỡng
Theo nghiên cứu, trong cây rau sam có chứa thành phần của các hoạt chất như carbohydrate, chất béo, protid, vitamin, sắt, omega 3, canxi, caroten,….
Hình ảnh 2: Các chất dinh dưỡng trong cây rau sam
1.4. Quy kinh và tính vị
Cây rau sam có vị hơi chua, tính mát và không chứa độc tố. Quy vào kinh đại tràng và kinh tâm.
2. Tác dụng dược lý của cây rau sam
Cây rau sam có tác dụng gì?
Nghiên cứu y học hiện đại đã chỉ ra cây rau sam có tác dụng:
- Giúp làm co mạch máu, hạn chế sự phát dục của trùng lỵ nên có tác dụng giúp điều trị bệnh kiết lỵ.
- Cây rau sam có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn như thương hàn, ecoli, vi khuẩn gây bệnh ngoài da,…. nên chúng có tác dụng giúp chống viêm, giảm sưng đau và điều trị mụn nhọt hiệu quả.
- Rau sam rất tốt cho hệ tim mạch nhờ hàm lượng omega 3 dồi dào có trong thành phần.
Ngoài ra, y học cổ truyền cũng chỉ ra tác dụng của cây rau sam trong việc thanh nhiệt cơ thể, giải độc, chữa mụn nhọt, chữa vết thương do côn trùng cắn,…
Hình ảnh 3: Cây rau sam tốt cho hệ tim mạch
3. Cây rau sam chữa bệnh gì và các bài thuốc về cây rau sam
Cây rau sam có tốt không? Câu trả lời là có, bởi chúng có tác dụng chữa rất nhiều căn bệnh với các thực hiện hết sức đơn giản, dân giã.
3.1. Cây rau sam chữa bạch đới ở phụ nữ
Dùng 30ml nước ép rau sam kết hợp với 2 lòng đỏ trứng gà đem đun sôi rồi uống. Trong trường hợp bị mẩn nốt hoặc bị sốt phát ban thì sử dụng nước ép sống để uống. Còn phần bã thì đắp lên những chỗ bị mẩn nốt.
3.2. Chữa chứng ra huyết sau hậu sản
Dùng 60g cây rau sam khô hoặc 200g cây rau sam tươi đem sắc thuốc uống, chia làm 2 lần uống trong ngày.
3.3. Cây rau sam chữa bệnh kiết lỵ
Bài thuốc số 1: Dùng 300g cây rau sam tươi đem rửa sạch rồi giã nát, lấy nước đun sôi uống. Bạn có thể thêm chút mật ong cho dễ uống hơn. Thực hiện từ 2 – 3 lần/ ngày sẽ thấy được hiệu quả.
Bài thuốc số 2: Nếu như bạn không uống được nước ép rau sam, hãy đem nó đi nấu cháo với gạo nếp cũng rất hiệu quả. Tuy nhiên, lưu ý một điều là không nêm muối và nên dùng cháo khi còn nóng.
Hình ảnh 4: Cây rau sam chữa bệnh kiết lỵ
3.4. Cây rau sam trị mụn, nhọt
Sử dụng cây rau sam tươi giã nát rồi đắp vào những vùng da bị mụn, nhọt. Rau sam có tính sát khuẩn và làm mát sẽ giúp cho vết thương mau chóng lành.
3.5. Cải thiện chứng hôi miệng, đau răng
Có thể sử dụng nước sắc cây rau sam khô hoặc dùng nước ép rau sam tươi để súc miệng. Các vấn đề về răng miệng như đau răng, hôi miệng sẽ được cải thiện.
3.6. Cây rau sam chữa bệnh trĩ
Dùng cây rau sam để luộc ăn. Phần nước luộc bạn dùng để xông kết hợp với ngâm trĩ. Thực hiện liên tục trong khoảng 1 tháng bạn sẽ thấy được hiệu quả của bài thuốc.
Hình ảnh 5: Cây rau sam chữa bệnh trĩ
3.7. Làm đẹp da, ngăn ngừa quá trình lão hóa
Bạn có thể làm đẹp da từ rau sam bằng việc dùng nước ép rau sam hàng ngày. Trong rau sam có chứa thành phần của vitamin C, chất chống oxy hóa, omega 3,… nên có tác dụng giúp làm đẹp da hiệu quả.
3.8. Giảm hàm lượng cholesterol trong máu
Dùng rau sam tươi đem nấu canh với 3 lát gừng rồi ăn hết cả nước lẫn cái. Điều trị liên tục từ 5 – 7 ngày sẽ cho tác dụng hiệu quả.
3.9. Cải thiện chứng tiểu rắt, tiểu ra máu
Dùng 100g cây rau sam tươi kết hợp với 50g rau dền cơm đem rửa sạch rồi thái nhỏ để nấu canh. Chia đều làm 3 lần sử dụng trong ngày. Điều trị liên tục bài thuốc này từ 5 – 7 ngày sẽ thấy được hiệu quả.
3.10. Cây rau sam giúp thanh lọc cơ thể, giải nhiệt
Dùng nước ép rau sam không chỉ làm đẹp da mà còn có tác dụng giúp thanh lọc cơ thể hiệu quả.
3.11. Cây rau sam tốt cho hệ tim mạch
Hàm lượng kali và omega 3 có trong rau sam có tác dụng giúp ổn định huyết áp, tăng sự dẻo dai của thành mạch. Vì vậy mà có tác dụng giúp bảo vệ thành mạch hiệu quả.
Bạn có thể sử dụng nước ép rau sam thường xuyên hoặc chế biến nó thành các món ăn vừa ngon lại tốt cho hệ tim mạch.
3.12. Cây rau sam chữa bệnh tiểu đường
Dùng 25g rau sam đun sôi với 4 lít nước lọc trong khoảng 30 phút. Chắt lấy nước để uống. Dùng bài thuốc này trong 30 ngày liên tiếp rồi nghỉ 1 tuần trước khi tiếp tục sử dụng.
Hình ảnh 6: Cây rau sam chữa tiểu đường
3.13. Chữa viêm âm đạo, ra nhiều khí hư
Dùng nước sắc rau sam khô rửa vùng kín hàng ngày.
4. Các cách chế biến cây rau sam trong bữa ăn thường ngày
Không chỉ là một vị thuốc, rau sam còn được sử dụng như một loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày của gia đình bạn. Vậy cây rau sam nấu gì?
Bạn có thể chế biến rau sam theo các cách sau:
- Luộc rau sam.
- Nấu cháo rau sam.
- Nấu canh rau sam với xương.
- Xào rau sam với thịt lợn.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.